Xây dựng Đảng - chính quyền
   A+ =A -A

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 53 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HUYỆN HOÀI ÂN (19/4/1972 - 19/4/2025)

17/04/2025 - 14:30

 

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 53 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HUYỆN HOÀI ÂN (19/4/1972 - 19/4/2025)

Đảng bộ và nhân dân Hoài Ân luôn tự hào về truyền thống anh dũng lâu đời của mảnh đất quê hương. Nơi đây là căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía, là địa bàn hoạt động của nghĩa quân chống Pháp trong phong trào Cần Vương do Bùi Điền và Tăng Bạt Hổ chỉ huy. Trong 2 cuộc kháng chiến, nhân dân Hoài Ân một lòng sắt son theo Đảng, lập nên nhiều chiến công rất đỗi tự hào.

Trong kháng chiến chống Pháp, Hoài Ân là căn cứ địa của Khu uỷ khu V và Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hoài Ân là cái nôi sinh ra Sư đoàn 3 - Sao Vàng anh hùng, là mảnh đất lưu giữ nhiều chiến công oanh liệt mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử của chiến dịch Bắc Bình Định Xuân – Hè 1972, giải phóng hoàn toàn huyện nhà vào ngày 19/4/1972. Đây là thắng lợi to lớn và là trang sử hào hùng, mốc son chói lọi của Đảng bộ, quân và dân Hoài Ân, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Năm 2025, Đảng bộ và nhân dân Hoài Ân phấn khởi, tự hào kỷ niệm 53 năm Ngày Giải phóng huyện nhà. Đây là niềm tự hào chung của mỗi người con quê hương Hoài Ân anh hùng.

 Bối cảnh dẫn đến chiến thắng Xuân – Hè 1972.

Trong những năm 1960 - 1965, phong trào cách mạng ở miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1965, đế quốc Mỹ và chư hầu ồ ạt đưa quân và vũ khí hiện đại vào miền Nam hòng bóp nát lực lượng quân đội giải phóng miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chủ trương song song với việc phát triển dân quân du kích và bộ đội địa phương, cần phải xây dựng lực lượng chủ lực để đảm bảo cán cân lực lượng.

Hoài Ân là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối giữa Tây Nguyên, miền núi với đồng bằng. Từ những năm 1960, đây là địa bàn bị địch tăng cường càn quét, giết hại cán bộ, đồng bào, chịu nhiều thiệt hại nặng nề do bom đạn cày xới. Địch đã cho xây dựng nhiều cứ điểm quân sự kiên cố bậc nhất của tỉnh như: cứ điểm Gò Loi, chi khu quận lỵ… Trước tình hình đó, Đảng uỷ Mặt trận Bình Định được thành lập để chỉ huy phong trào cách mạng trong tỉnh. Tháng 9/1965, Sư đoàn 3 được thành lập tại khu rừng Bà Bơi, xã Ân Nghĩa (nay là xã Bók Tới), huyện Hoài Ân. Từ đây, lực lượng cách mạng địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ cùng với lực lượng chủ lực của Sư đoàn 3 đã ngày càng lớn mạnh, phối hợp ngày càng chặt chẽ, tạo ra thế và lực mới trên chiến trường nghiêng về hướng có lợi cho ta, tạo ra quyết tâm chính trị to lớn giải phóng huyện nhà.

   

Diễn biến, kết quả của chiến thắng 1972 giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân và kiên cường giữ vững vùng giải phóng.

Chiến thắng 1972 được mở màn bằng chiến thắng Gò Loi – cánh cửa thép của địch tại phía nam quận lỵ Hoài Ân. Xác định đây là căn cứ có tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở Hoài Ân và Bắc Bình Định, Bộ chỉ huy Quân khu V quyết định chọn cứ điểm Gò Loi là điểm đột phá cho chiến dịch Xuân – Hè 1972.

Chiến dịch mở màn vào đêm ngày 8, rạng sáng ngày 9/4/1972, sau 20 phút chiến đấu mưu trí, linh hoạt, dũng mãnh, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ liên đội bảo an số 48 và một trung đội thám báo của địch, làm chủ hoàn toàn trận địa. Tiếp đó, ta đã liên tiếp đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực, bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy nhiều xe quân sự của địch. Chiến thắng Gò Loi như một đòn điểm huyệt, khiến toàn bộ quân địch ở chiến trường Bắc Bình Định hoang mang, lo sợ, tạo điều kiện cho ta mở ra một chuỗi chiến thắng từ Hòn Bồ, Đồi 75, Truông Sỏi, núi Một, núi Bụt…

Thừa thắng xốc tới, Bộ Chỉ huy Mặt trận Bình Định hạ quyết tâm giải phóng quận lỵ Hoài Ân với mật danh A1. Cán bộ, nhân dân Hoài Ân đã quyết liệt cùng với bộ đội chủ lực Sư đoàn 3 đồng loạt tấn công vào đêm 17/4, bắt đầu bằng trận đánh núi Một, cứ điểm bảo vệ trực tiếp phía nam của quận lỵ. Chiến sự đã diễn ra vô cùng ác liệt với nhiều tấm gương hy sinh anh dũng của bộ đội, cán bộ, chiến sĩ ta. Tấm bình phong phía nam của quận lỵ bị phá vỡ, vòng vây được thắt chặt dần. Đúng 11 giờ ngày 19/4, cờ Mặt trận giải phóng đã tung bay trên quận đường, quân ta đã hoàn toàn làm chủ quận lỵ. Cùng với thắng lợi ở quận lỵ, lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân các xã trong toàn huyện đã đồng loạt nổi dậy giành chính quyền, giải phóng hoàn toàn huyện nhà.

Tính từ khi ta bắt đầu tấn công cứ điểm Gò Loi đến khi toàn huyện Hoài Ân được giải phóng, chiến dịch Xuân – Hè 1972 chỉ diễn ra trong 10 ngày. Ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu trên 3.700 tên địch, xóa sổ mạng lưới cứ điểm kiên cố và hệ thống kèm kẹp của địch trên toàn huyện.

Trong 3 năm tiếp theo, địch đã tung hàng trăm đợt phản kích lớn nhỏ hòng chiếm lại địa bàn trọng yếu vừa mất. Nhưng với quyết tâm bảo vệ bằng được thành quả vừa giành được, quân và dân Hoài Ân đã kiên cường bám trụ, sát cánh cùng bộ đội Sư đoàn 3 chịu đựng mưa bom, bão đạn, anh dũng chiến đấu đánh tan mọi cuộc tái chiếm của địch. Từ mùa hè 1972 đến năm 1975, trong hơn 1000 ngày kiên cường giữ đất, quân và dân Hoài Ân đã tổ chức trên 2.000 trận đánh lớn nhỏ, đẩy lùi 9 đợt hành quân quy mô lớn của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 700 tên địch, bắn rơi 62 máy bay các loại, phá huỷ 134 xe quân sự, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Hoài Ân cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Chiến thắng giải phóng huyện Hoài Ân - Mốc son trong kháng chiến chống –  DHHA

Ý nghĩa lịch sử.

Sự kiện giải phóng Hoài Ân năm 1972 có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng không chỉ trên chiến trường Bình Định mà với cả chiến trường khu V, tạo căn cứ địa vững chắc cho phong trào cách mạng ở Bình Định, tạo ra thế và lực mới, làm bàn 3 đạp để tiếp tục giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Nhơn và một phần của huyện Phù Mỹ, mở ra một vùng giải phóng liên hoàn ở phía bắc Bình Định.

Chiến thắng 19/4/1972 giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân trước hết là thành quả đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Bình Định dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Bình Định và Bộ chỉ huy Quân khu V, trong đó có sự đóng góp trực tiếp, sự hy sinh to lớn của Đảng bộ, quân và dân Hoài Ân cùng hàng trăm chiến sĩ Sư đoàn 3 anh hùng.

Chiến thắng này cùng với các chiến công trong 1.000 ngày giữ đất đã tô thắm truyền thống anh hùng, bất khuất của quê hương Hoài Ân anh hùng. Mảnh đất Hoài Ân cũng là nơi ghi đậm sức mạnh của tình quân dân, tình Nam – Bắc trong chiến đấu chống lại kẻ thù, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân.

Với thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ, quân và dân Hoài Ân cùng với 15 đơn vị, 03 cá nhân đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đảng bộ, nhân dân Hoài Ân luôn tự hào và biết ơn, mãi mãi ghi nhớ sự hy sinh xương máu của cán bộ, chiến sĩ trong huyện và trên khắp mọi miền Tổ quốc đã chiến đấu và ngã xuống trên quê hương Hoài Ân anh hùng.

Các thành tựu chủ yếu trong thời kỳ xây dựng quê hương.

Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, trong 53 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung xây dựng quê hương đạt được những thành quả quan trọng đó là:

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Hoài Ân (19/4/1972 - 19/4/2022): ĐỔI  THAY TRÊN QUÊ HƯƠNG HOÀI ÂN ANH HÙNG - ĐCS Bình Định - binhdinh.dcs.vn -  Trang TTĐT Đảng Bộ Bình Định

- Kinh tế của huyện ngày càng phát triển và chuyển dịch theo hướng tích cực; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao

- Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được Nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng: toàn huyện đã có 22 hồ chứa nước phục vụ cho hơn 80% diện tích sản xuất lúa và các loại cây trồng; hệ thống giao thông thông suốt, liên hoàng với trên 360km đường tỉnh lộ, liên xã, liên thôn được bê tông hóa, nhựa hóa; lưới điện quốc gia được khép kín đến 100% số thôn, bản. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Hoàn thành và giữ vững công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở; việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được đầu tư đúng mức 4 có 8/14 trường Mầm non, 12/14 trường Tiểu học, 9/12 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông 2 trường; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm và đầu tư đúng mức, hệ thống y tế của huyện đã từng bước được củng cố tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Quốc phòng - an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt động ngày càng hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được hoàn thiện… đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện Hoài Ân. Kỷ niệm 53 năm giải phóng Hoài Ân là dịp để Nhân dân huyện Hoài Ân ôn lại truyền thống hào hùng xây dựng và phát triển của dân tộc Việt Nam nói chung và của huyện Hoài Ân nói riêng. Cổ vũ và nâng cao hơn nữa ý chí phấn đấu tự lực, tự cường của đảng bộ và Nhân dân trong huyện quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện mọi thắng lợi của Đảng và nhà nước đưa ra. Phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Xếp hạng bài viết
Click để đánh giá bài viết
Các tin khác

BẢN TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH GIA LAI VỚI TỈNH BÌNH ĐỊNH (19/04/2025)

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 53 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HUYỆN HOÀI ÂN (19/4/1972 - 19/4/2025) (17/04/2025)

Gặp mặt kỷ niệm 53 năm ngày chiến thắng Gò Loi (09/4/1972 – 09/4/2025) (17/04/2025)

Kỷ niệm 53 năm chiến thắng Gò Loi và sự thay đổi phát triển xã Ân Tường (9/4/1972-9/4/2025) (03/04/2025)

Đại hội Đại biểu Thành viên thường niên Hợp tác xã Ân Tường Đông (26/03/2025)

Thông báo 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. (13/03/2025)

Hội nghị cán bộ, công chức và người lao động năm 2025 (06/03/2025)

Hội nghị tổng kết công tác hội khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2024, phương hướng nhiệm vụ công tác hội năm 2025. (27/02/2025)

Triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - quốc phòng, an ninh năm 2025. (14/02/2025)

Chương Trình “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ năm 2025 (24/01/2025)

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025 (17/01/2025)

Người dân tham gia đăng ký bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện hộ gia đình năm 2025 (10/01/2025)

Kỳ họp thứ 11 của hội đồng nhân dân xã Ân Tường Đông, nhiệm kỳ 2021-2026 (02/01/2025)

Hội nghị tổng kết Đảng bộ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025 (02/01/2025)

Hội nghị tổng kết công tác người cao tuổi năm 2024, phương hướng nhiêm vụ năm 2025. (26/12/2024)

Hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 (26/12/2024)

Lợi ích của việc triển khai sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VNelD (20/12/2024)

Hướng dẫn xử lý tài khoản không khớp thông tin tại CSDL dân cư khi đăng nhập bằng tài khoản VNeID (06/09/2024)

Dịch vụ công trực tuyến (05/09/2024)

Sử dụng dịch vụ bưu chính công ích (27/08/2024)

1 2
HINH ẢNH
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN TƯỜNG ĐÔNG

Địa chỉ: thôn Lộc Giang – Ân Tường Đông – Hoài Ân – Bình Định

Đường dây nóng báo cáo sự cố về an toàn thông tin: 094 6922202

Người chịu tránh nhiệm nội dung: Trương Văn Khẩn – Chủ tịch UBND

@ Bản quyền thuộc về: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN TƯỜNG ĐÔNG

Liên hệ
  • Điện thoại: 0946 922202

  • Email: vtantuongdong@hoaian.binhdinh.gov.vn